Thứ Sáu, 04/04/2025

Trường Đại học Bạc Liêu thuyết minh thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2024

Thứ Tư, Ngày 11 tháng 12 năm 2024 Vào lúc 8:38 576

Thực hiện Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 26/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, lúc 14h00 ngày 06/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (KHCN) đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2024 đối với nhiệm vụ “Đánh giá chất lượng, khả năng thích nghi, nhân rộng sản xuất và phát triển thị trường của Rau Sam biển (Sesuvium Portulacastrum) tại tỉnh Bạc Liêu.”.

Tham dự Hội đồng xét duyệt bao gồm:

  • CN Lưu Văn Liêm – GĐ Sở KHCN - Chủ tịch Hội đồng;
  • ThS Huỳnh Hùng Dũng – PGĐ Sở KHCN – Phó Chủ tịch Hội đồng;
  • KS Lê Hữu Ân – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu - UV Phản biện 1;
  • TS Lê Kiều Hiếu – Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bạc Liêu – UV Phản biện 2;
  • ThS Trịnh Khánh Ngọc – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường – Ủy viên;
  • ThS Nguyễn Văn Châu Minh – Phó Trưởng khoa NN&PTNT, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - Ủy viên;
  • ThS Lục Bỉnh Điền – Trưởng phòng QLKH, Sở KHCN - Ủy viên;
  • KS Tăng Chí Thanh – Chuyên viên Phòng QLKH, Sở KHCN – Thư ký hành chính .

 

 

 

Nhiệm vụ do TS Trần Thị Linh Nhâm (chủ nhiệm), ThS Phạm Trần Thuỳ Linh (thư ký), TS Dương Thành Trung, TS Phan Văn Đàn, TS Trần Hồng Định, ThS Trần Ngọc Hạnh, TS Nguyễn Văn Tài, TS Phùng Văn Cảnh, ThS Dương Thị Ngọc, TS Nguyễn Thị Bích Vân, ThS Nguyễn Thị Thu Trang, TS Ngô Đức Khánh, CN Lâm Thảo Nguyên, ThS Nguyễn Tiến Sĩ, CN Quách Ngọc Phương (thành viên) và các kỹ thuật viên đồng thực hiện. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Bạc Liêu.

 

Mục tiêu của đề tài là: Xây dựng và phát triển được các mô hình trồng và sử dụng rau sam muối/biển (Sesuvium Portulacastrum) ở các điều kiện khác nhau; kết hợp trồng rau sam biển với nuôi tôm theo hướng bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, mục tiêu cụ thể là:

- Xác định trữ lượng, khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng trên đất và vùng trồng rau sam muối/biển (S.Portulacastrum) nguyên liệu.

- Nghiên cứu sâu về thành phần hóa học, xây dựng phương pháp định lượng ecdysterone trong các mẫu rau sam muối/biển (S.Portulacastrum) và tiềm năng ứng dụng.

- Xây dựng quy trình chế biến rau sam muối/biển (S.Portulacastrum) làm thực phẩm.

- Xây dựng quy trình và triển khai thực nghiệm mô hình xử lý nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp bằng sử dụng rau sam muối/biển (S.Portulacastrum) đảm bảo tiêu chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT về Nito, photpho hòa tan trước khi thải ra môi trường.

- Xây dựng công thức thức ăn cho gà từ nguyên liệu rau sam muối/biển (S.Portulacastrum).

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ địa phương và các nông hộ về tiềm năng ứng dụng sam muối/biển (S.Portulacastrum).

 

Đề tài được Hội đồng đánh giá tính khả thi cao nhờ vào nhu ngày càng tăng về nguồn nguyên liệu dinh dưỡng cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Rau sam biển (Sesuvium portulacastrum) chứa hàm lượng dinh dưỡng đáng kể với các hợp chất chống oxy hóa là đối tượng tiềm năng. Ngoài ra, nuôi tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước thông qua hoạt động xả thải. Chính vì thế, rau sam biển cũng có khả năng ứng dụng trong xử lý nước thải nuôi tôm thâm canh, giúp cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sau gần 3 giờ làm việc tích cực, Hội đồng đã thảo luận và thống nhất xếp loại Đạt và thông qua hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024.

 

Bản in
 
(0291) 650.0999
qlkh@blu.edu.vn
zalo
youtube
OnTop